Doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam - Phần 1

Loại hình doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam không phải là hiếm, có rất nhiều. Nhưng hầu như khi nhắc đến loại hình doanh nghiệp người ta thường nói đến DNTN, công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh. Bài viết hôm nay Đa Lộc Tài xin chia sẻ về loại hình doanh nghiệp xã hội.

Doanh nghiệp xã hội là gì?

Có rất nhiều khái niệm khác nhau khi nói về doanh nghiệp xã hội. Trong đó khái niệm tổng quan nhất về doanh nghiệp xã hội được hiểu như sau:

Doanh nghiệp xã hội là một tổ chức có hoạt động kinh doanh nhưng không phải chỉ chú tâm vào lợi nhuận mà còn thực hiện các mục tiêu mang tính chất cho xã hội. Thay vì chỉ tối đa hóa các lợi nhuận cho chủ sở hữu, cổ đông thì lợi nhuận thu được dùng để tái đầu tư vào mục tiêu xã hội và cộng đồng.

Các đặc điểm chung của doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam và hầu hết trên thế giới đó là:

  • Mục tiêu và sứ mệnh vì xã hội được định hình ngay từ khi mới thành lập.
  • Dùng các phương thức hoạt động kinh doanh và cạnh tranh bình đẳng để thực hiện mục tiêu xã hội của mình.
  • Lợi nhuận thu được từ sản xuất kinh doanh để tái đầu tư cho tổ chức và mục tiêu xã hội.


Doanh nghiệp xã hội được quy định tại Điều 10 của Luật Doanh nghiệp Việt Nam 2014 như sau: Doanh nghiệp xã hội là loại hình doanh nghiệp được đăng ký thành lập dựa theo quy định của luật pháp Việt Nam. Mục tiêu hoạt động là nhằm giải quyết vấn đề cho xã hội, vấn đề môi trường vì lợi ích cộng đồng. Theo đó doanh nghiệp xã hội tại sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận của doanh nghiệp hàng năm để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu đã đăng ký.

Các loại hình doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam

Ở Việt Nam có rất nhiều loại hình doanh nghiệp xã hội, trong đó 3 loại hình chính sau:

Doanh nghiệp xã hội phi lợi nhuận

Doanh nghiệp xã hội phi lợi nhuận phổ biến nhất là các trung tâm, hội nhóm, các câu lạc bộ, quỹ, nhóm, tổ...Đối tượng hướng tới là các cá nhân cần được xã hội và cộng đồng giúp đỡ như: người khuyết tật, người nhiễm HIV/AIDS, chị em phụ nữ bị bạo hành...

Doanh nghiệp xã hội không vì lợi nhuận

Đây là loại hình doanh nghiệp xã hội được định hình rõ nét ngay từ đầu. Mục tiêu của loại hình doanh nghiệp này là kết hợp giữa mục tiêu xã hội với mục tiêu kinh tế. Trong đó sử dụng mục tiêu kinh tế để đạt mục tiêu phát triển xã hội.

Doanh nghiệp có định hướng xã hội, có lợi nhuận

Đúng như phân loại thì doanh nghiệp này hoạt động có lợi nhuận nhưng không bị chi phối bởi lợi nhuận. Thay vì tối ưu tài chính cho các cổ đông, thành viên thì sẽ lấy mục tiêu xã hội/ môi trường để chia sẻ giá trị chung. Các hình thức như: Hợp tác xã, Công ty TNHH,Tổ chức tài chính vi mô…

Để tìm hiểu rõ hơn về doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam bạn có thể theo dõi tiếp ở phần 2 mà chúng tôi sẽ cập nhật thêm.

Nếu có nhu cầu thành lập doanh nghiệp vui lòng liên hệ:
Công ty TNHH Đa Lộc Tài
Hotline: 0906 657 659
Fanpage: Thành Lập Công Ty Giá Rẻ HCM

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Công ty hợp danh là gì, khái niệm và đặc điểm

Ưu điểm công ty cổ phần là gì?

Thành lập công ty cần chuẩn bị những gì