Doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam - Phần 2

Ở bài viết trước đây chúng tôi đã nêu rõ khái niệm và đặc điểm của doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam. Phần này chúng tôi sẽ cung cấp thêm một số thông tin về thủ tục thành lập, ưu nhược điểm của loại hình doanh nghiệp này. Giúp quý vị có cái nhìn tổng quan khi lựa chọn loại hình doanh nghiệp để thành lập. Cùng theo dõi trong bài viết sau.

Hồ sơ và thủ tục thành lập doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam

  • Để thành lập doanh nghiệp xã hội cần chuẩn bị hồ sơ như sau:
  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp (theo mẫu);
  • Bản điều lệ công ty;
  • Danh sách thành viên nếu là công ty TNHH , danh sách cổ đông nếu là công ty cổ phần.
  • Bản sao chứng thực CMND /hộ chiếu/căn cước công dân của cổ đông sáng lập, thành viên góp vốn, người đại diện theo pháp luật.
  • Giấy ủy quyền và bản sao chứng thực một trong các giấy tờ tương tự trên của người được uỷ quyền (nếu là uỷ quyền cho người khác làm).
  • Bản cam kết về việc thực hiện mục tiêu cho xã hội, môi trường.
  • Quyết định thông qua các nội dung trong bản cam kết trên của doanh nghiệp.
  • Bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên /chủ sở hữu công ty /HĐTV/chủ tịch công ty/đại hội đồng cổ đông (tuỳ loại hình Doanh nghiệp) sau khi thông qua nội dung bản cam kết.
Xem thêm:
Thủ tục thành lập công ty TNHH 1TV
Thủ tục thành lập công ty TNHH 2TV
Thủ tục thành lập công ty Cổ Phần
Thủ tục thành lập hộ kinh doanh cá thể

Hồ sơ lập thành 01 bộ và nộp lên Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh (nơi đặt trụ sở doanh nghiệp). Sau 3 ngày làm việc sẽ có kết quả trả về chấp nhận hồ sơ (được cấp giấy CNDN và cơ quan hành chính cập nhật thông tin lên Cổng thông tin quốc gia) hoặc thông báo về việc sửa đổi, bổ sung hồ sơ.

Ưu điểm và hạn chế khi thành lập doanh nghiệp xã hội

Mỗi loại hình doanh nghiệp sẽ có những mặt ưu điểm và hạn chế riêng. Thành lập doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam cũng tương tự.
Ưu điểm:
  • Được huy động và nhận tài trợ từ các cá nhân, tổ chức khác nhau để bù đắp chi phí cho doanh nghiệp.
  • Được hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi trong việc làm thủ tục, hồ sơ.
  • Được nhận các chính sách ưu đãi cho các khoản mục về thuế (mỗi ngành nghề được hưởng ưu đãi khác nhau).
Hạn chế:
  • Có một vài doanh nghiệp xã hội lợi dụng mục tiêu của doanh nghiệp để huy động, kêu gọi, nhận tài trợ vì mục đích trục lợi làm giảm uy tín của doanh nghiệp.
  • Các quy định của pháp luật về doanh nghiệp xã hội còn ít, chưa chặt chẽ khiến việc hoạt động kinh doanh, vận hành bộ máy công ty và kết hợp mục tiêu xã hội gặp nhiều bỡ ngỡ
  • Quy mô nhỏ, thường do các cá nhân thành lập nên vốn ít, không hoạt động vì lợi nhuận nên hầu như không có các nhà đầu tư thương mại.

Nếu bạn còn có vấn đề nào cần tư vấn về hồ sơ, thủ tục thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam. Gọi theo hotline 0906 657 659 (Mr.Vương) hoặc nhắn tin qua fanpage để được hỗ trợ.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Công ty hợp danh là gì, khái niệm và đặc điểm

Ưu điểm công ty cổ phần là gì?

Thành lập công ty cần chuẩn bị những gì